Bệnh cơ xương khớp là nhóm bệnh phổ biến trên toàn cầu, đặc biệt thường gặp ở người trưởng thành. Đau cơ xương khớp làm cản trở các hoạt động thông thường của người bệnh, thậm chí để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết mà bạn đang theo dõi sẽ giúp tổng quan về bệnh cơ xương khớp ở người: định nghĩa, phân loại, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa, điều trị…
Bệnh cơ xương khớp là gì?
Cơ xương khớp là một thuật ngữ chung để chỉ các cơ và bộ xương của cơ thể. Cụ thể hơn, hệ thống cơ xương khớp bao gồm xương, cơ, khớp, sụn, dây chằng, gân và bao hoạt dịch. Hệ thống cơ xương khớp cung cấp sự ổn định và cũng cho phép chuyển động của cơ thể.
Bệnh cơ xương khớp là tình trạng suy yếu chức năng của các cơ quan cơ xương khớp. Nó thường biểu hiện bởi triệu chứng đau, làm giảm khả năng di chuyển và cản trở các hoạt động thường ngày. Thậm chí bệnh lý cơ xương khớp nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
Các bệnh cơ xương khớp thường gặp
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, suy giảm dịch khớp gây nên tình trạng viêm nhiễm. Tình trạng tổn thương lâu dần sẽ khiến sụn khớp bị mỏng, xù xì, gây đau nhức khi vận động.
Nguyên nhân và triệu chứng
Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh thoái hóa khớp. Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác như tổn thương khớp, dị tật bẩm sinh, béo phì hay di truyền.
Các dấu hiệu điển hình của thoái hóa khớp là đau, sưng, cứng khớp, biến dạng khớp, hạn chế vận động. Thoái hóa khớp mãn tính dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như mất khả năng vận động.
Phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp
Có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp, bao gồm: phẫu thuật, điều trị dùng thuốc, điều trị không dùng thuốc. Tùy mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp, phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Về phòng ngừa, cần có chế độ ăn uống, luyện tập và lao động khoa học, hợp lý. Tập thể dục đều đặn, không làm việc quá sức, đặc biệt liên quan đến chân tay. Ăn uống đủ chất, hạn chế đường, dầu mỡ, muối, kiểm soát cân nặng để tránh bị thừa cân, béo phì.
Bệnh viêm khớp
Nguyên nhân và triệu chứng
Viêm khớp là một trong những bệnh cơ xương khớp thường gặp nhất hiện nay. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp thường là do thoái hóa khớp. Tình trạng thoái hóa, tổn thương sụn khiến các đầu xương cụ sát vào nhau gây sưng đau khớp, giảm chức năng vận động.
Viêm khớp thường xảy ra ở khớp chân và tay. Các dấu hiệu của viêm khớp phổ biến nhất là đau khớp, hạn chế vận động, sưng và cứng khớp, nóng đỏ tại các khớp, lạo xạo khi cử động khớp…. Đau do viêm khớp thường gia tăng về đêm khiến bệnh nhân khó ngủ. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, phát ban, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân,…
Phương pháp phòng ngừa, điều trị
Điều trị viêm khớp bao gồm các phương pháp như: dùng thuốc giảm đau chống viêm và các thuốc đặc hiệu cho từng nguyên nhân, phẫu thuật, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Phòng bệnh viêm khớp bằng cách tập thể dục thường xuyên, kiểm soát cân nặng, đảm bảo an toàn lao động, ngồi và làm việc đúng tư thế, khám sức khỏe cơ xương khớp định kỳ.
Thoát vị đĩa đệm
Một bệnh lý cơ xương khớp phổ biến khác là thoát vị đĩa đệm. Nó được mô tả là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong cột sống, gây chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh gây nên tình trạng đau cột sống.
Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh
Có 3 nguyên nhân chính gây bệnh thoát vị đĩa đệm là hoạt động sai tư thế, chấn thương và thoái hóa tự nhiên. Trong khi đó các yếu tố nguy cơ bao gồm: di truyền, thừa cân béo phì, bệnh lý cột sống, đặc thù nghề nghiệp,…
Tùy vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị và dây thần kinh bị chèn ép mà triệu chứng thoát vị đĩa đệm sẽ có những điểm khác nhau nhất định. Chẳng hạn thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây đau thắt lưng đột ngột, dữ dội, đau âm ỉ lan tỏa, đau buốt từng cơn, cúi, ưỡn lưng khó khăn, đau thắt lưng, đau thần kinh tọa, tê hoặc yếu 2 chi… Trong khi triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ là đau, cứng vùng cổ vai gáy, lan đến 2 bả vai, nhức mỏi dọc vùng gáy, tê nhức, đau mỏi ở ngón tay cái, có thể gây đau đầu, chóng mặt,…
Phương pháp điều trị
Có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm như: vật lý trị liệu, dùng thuốc Đông, Tây y, phẫu thuật, châm cứu,… Phòng ngừa bệnh bằng cách tập thể dục đều đặn, duy trì cân nặng hợp lý, ngồi làm việc đúng tư thế, không lao động chân tay quá sức, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung canxi, vitamin D, glucosamine, chondroitin,…
Bệnh Gout
Gout (gút) cũng được xếp vào nhóm bệnh cơ xương khớp. Nó là tình trạng sưng đỏ và đau ở các khớp do viêm khớp đột ngột gây nên bởi rối loạn chuyển hóa nhân purin trong cơ thể, làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu.
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh Gout
Tình trạng rối loạn chuyển hóa nhân purin làm gia tăng axit uric trong máu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phổ biến nhất là do ăn quá nhiều thực phẩm giàu thành phần purin, uống nhiều rượu hay tình trạng giảm thải axit uric ra khỏi cơ thể do suy thận, rối loạn di truyền,…
Các dấu hiệu bệnh Gout điển hình là đau khớp đột ngột, đau dữ dội, sưng tấy, thường vào buổi sáng sớm. Khi đụng vào khớp cảm thấy nóng và đau nghiêm trọng. Vùng xung quanh khớp ấm lên, sưng đỏ.
Cách phòng và điều trị Gout
Bệnh Gout thường được điều trị bằng các phương pháp kết hợp bao gồm điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thay đổi lối sống và dùng thuốc ( thuốc chống viêm NSAID, thuốc colchicine, thuốc corticosteroid, thuốc làm giảm acid uric trong máu)
Phòng ngừa bệnh gút bằng cách giảm ăn thức ăn giàu đạm, giàu purin, thịt đỏ, hải sản,…
Kiêng rượu bia, chất kích thích như cà phê, ớt, hạt tiêu.
Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi; uống nhiều nước mỗi ngày.
Tăng cường tập thể dục đều đặn thường xuyên, sinh hoạt làm việc, nghỉ ngơi điều độ.
Bệnh loãng xương
Loãng xương là bệnh cơ xương khớp thường gặp ở người già. Đây là căn bệnh thầm lặng, làm xương yếu đi dần, tổn hại đến cấu trúc xương, khiến xương giòn, dễ gãy ngay cả khi chỉ bị chấn thương nhẹ.
Nguyên nhân và triệu chứng
Tuổi tác cao và mãn kinh là 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh loãng xương. Bên cạnh đó còn có một số yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ loãng xương như: thiếu hormone sinh dục, tiền sử bị gãy xương, ít hoạt động thể lực, nghiện rượu, thuốc lá, cà phê, dùng thuốc corticoid, thuốc động kinh kéo dài,…
Loãng xương tiến triển âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng. Các dấu hiệu phổ biến của bệnh loãng xương bao gồm: đau lưng, giảm chiều cao, gù vẹo cột sống, gãy xương dù bị một chấn thương rất nhẹ.
Điều trị loãng xương
Phương pháp điều trị bệnh loãng xương sẽ tùy vào từng trường hợp cụ thể. Thông thường bác sĩ sẽ cho kết hợp giữa dùng thuốc, kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập thể dục hợp lý. Trường hợp gãy xương do loãng xương sẽ cần có các phương pháp điều trị ngoại khoa kịp thời.
Phòng bệnh loãng xương thường được khuyến nghị ngay từ khi còn là bào thai. Theo đó, mejbaafu cần có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ vitamin D, Canxi. Trẻ nhỏ cần được khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa còi xương suy dinh dưỡng. Bất cứ ai cũng cần tuân thủ chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, đảm bảo đầy đủ Canxi, Vitamin D, không hút thuốc, hạn chế rượu bia, tăng cường thể dục, thể thao đều đặn,…
Bệnh vẹo cột sống
Một căn bệnh cơ xương khớp phổ biến và đang có xu hướng gia tăng ở nước ta là bệnh vẹo cột sống, hay còn gọi là vẹo cột sống thắt lưng. Vẹo cột sống là tình trạng các đốt sống bị cong sang một bên hoặc xoay phức tạp. Bệnh thường gặp ở trẻ có độ tuổi từ 10-15, trong đó tỷ lệ bé gái bị vẹo cột sống cao hơn bé trai.
Nguyên nhân và dấu hiệu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh vẹo cột sống, bao gồm di truyền, bẩm sinh, bé tập đi quá sớm, tư thế học tập, làm việc không đúng, chiều dài chân không đều, hay do một số bệnh lý cơ xương khớp khác…
Cong vẹo cột sống thường biểu hiện bằng các triệu chứng như: gai đốt sống không thẳng hàng, dốc hai vai không đều nhau, bên cao bên thấp, xương bả vai nhô ra bất thường, xương sườn lồi lên, thân lưng mất cân đối,…
Phòng và điều trị bệnh vẹo cột sống
Tùy mức độ cong vẹo mà bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị hay không điều trị và theo dõi. Thông thường nếu vẹo cột sống dưới 20 độ, nhẹ, không tiến triển thì không cần điều trị. Trẻ sẽ được theo dõi và khám chuyên khoa định kỳ.
Với các trường hợp vẹo cột sống trên 20 độ sẽ có những phương pháp điều trị cụ thể như mang áo nẹp chỉnh hình, dùng giày chỉnh hình, hoặc phẫu thuật chỉnh hình.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính gây nên bởi tình trạng rối loạn tự miễn bên trong cơ thể. Viêm khớp dạng thấp gây nên tình trạng tổn thương điển hình là màng hoạt dịch khớp, gây sưng đau, có thể dẫn đến biến dạng khớp, hủy xương, ảnh hưởng nặng nề tới sinh hoạt hàng ngày.
Dù không phổ biến như viêm khớp nhưng viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh cơ xương khớp có mức độ nguy hiểm cao, có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề, không chỉ ảnh hưởng tới hệ khớp mà còn gây tổn thương tới các cơ quan khác như mắt, da, tim, phổi, mạch máu…
Nguyên nhân và triệu chứng
Rối loạn miễn dịch gây nên viêm khớp dạng thấp, nhưng chính xác nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng rối loạn miễn dịch này thì các nhà khoa học chưa tìm ra. Yếu tố di truyền được cho là liên quan nhất với căn bệnh này.
Triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp là sưng, đau, nóng các khớp, hạn chế vận động, thường bị đối xứng 2 bên, đau liên tục ngày đêm, cứng khớp vào buổi sáng. Ở những người bệnh tiến triển nặng có thể gây biến dạng khớp ở bàn tay, nguy hiểm hơn là các triệu chứng ngoài khớp như khô mắt, khô miệng, nổi nốt dưới da, ảnh hưởng tim, phổi… đe doạn đến tính mạng người bệnh.
Phương pháp điều trị
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xương khớp rất nguy hiểm, hơn nữa lại chưa có phương pháp nào có thể phòng ngừa. Do đó, việc thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời là rất cần thiết.
Ngoài ra, hiện cũng chưa có phương pháp nào giúp chữa khỏi hoàn toàn viêm khớp dạng thấp. Các phương pháp hỗ trợ điều trị, làm thuyên giảm triệu chứng bệnh bao gồm: dùng thuốc, phẫu thuật, kết hợp các biện pháp hỗ trợ như vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, tập luyện,…
Bệnh cơ xương khớp do chấn thương
Các tình trạng như bong gân, đứt gân, dập cơ, đứt dây chằng, gãy xương,… được xếp vào nhóm bệnh cơ xương khớp do chấn thương. Chấn thương thường đến từ các hoạt động hàng ngày như tập luyện thể dục thể thao, vận động, làm việc,…
Tùy từng mức độ chấn thương mà mức độ đau nhức và độ nguy hiểm là khác nhau. Nhẹ nhất là căng cơ. Trong khi bong gân có thể gây đau nhức, giãn dây chằng, rách dây chằng. Trường hợp gãy xương có thể thể ảnh hưởng tới mạch máu, tủy sống, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.
Cách phòng ngừa bệnh cơ xương khớp hiệu quả
Các bệnh lý cơ xương khớp rất phổ biến tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hầu hết các bệnh cơ xương khớp đều khó điều trị dứt điểm và có thể để lại nhiều di chứng nặng nề. Do đó, việc phòng ngừa là rất quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia:
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung nhiều rau quả, trái cây tươi, thực phẩm giàu canxi, vitamin D; hạn chế rượu bia, thuốc lá, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…
- Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng phù hợp, thực hiện giảm cân nếu đang bị thừa cân, béo phì, … Việc giảm bớt cân nặng giúp giảm áp lực đè nặng lên khớp.
- Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao: Luyện tập với cường độ hợp lý mỗi ngày giúp cơ xương khớp chắc khỏe, bền bỉ, phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý về xương khớp.
- Học tập, làm việc đúng tư thế: Ngồi, đứng đúng tư thế, không giữ ở một tư thế ngồi hay đứng quá lâu, cần có quãng vận động xen giữa. Không làm việc quá sức, phải có thời gian để xương khớp, cơ thể nghỉ ngơi.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Việc thăm khám sức khỏe thường xuyên là rất cần thiết, giúp phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời các bệnh cơ xương khớp.
- Sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ: Có thể bổ sung thêm các thực phẩm bổ sung giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, hỗ trợ phòng ngừa bệnh có chứa các thành phần như Canxi, Vitamin D, Glucosamine, Chondroitin,…
Cao ngựa bạch – “thuốc bổ” cho sức khỏe xương khớp
Cao ngựa bạch ngàn đời nay đã được y học cổ truyền đánh giá cao, được xem là vị thuốc quý có tác dụng đại bổ chỉ xếp sao cao xương hổ. Cao xương ngựa bạch mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt đối với sức khỏe xương khớp. Loại cao được nấu từ xương ngựa bạch này có thể giúp mạnh gân cốt, giúp xương chắc khỏe, giảm đau nhức, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh cơ xương khớp.
Trong cao ngựa bạch chứa hàng loạt thành phần tham gia vào cấu tạo của hệ thống xương khớp như Canxi, Chondroitin, Keratin, Photphat, cùng 17 acid amin cần thiết cho cơ thể. Sử dụng cao ngựa bạch vì vậy rất tốt cho người bị đau xương khớp, hỗ trợ điều trị hiệu quả một số bệnh lý xương khớp như: thoái hóa khớp, loãng xương, viêm khớp,…
Dù vậy, hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm cao ngựa bạch hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Để đảm bảo chất lượng, an toàn cho sức khỏe khi dùng, chúng tôi mời bạn sử dụng các sản phẩm cao ngựa bạch của công ty TNHH Cao Ngựa Hùng Bình – thương hiệu số 1 Việt Nam được Chủ tịch nước khen tặng.
Tất cả các sản phẩm cao ngựa bạch do Công ty Hùng Bình sản xuất đều đảm bảo các tiêu chuẩn của Bộ Y tế, có chất lượng và giá thành tốt nhất. Chúng tôi luôn cam kết mang đến những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng. Liên hệ ngay Hotline: 034 407 3666 để được tư vấn chi tiết.