Những ai không nên ăn cao ngựa và vì sao?

5/5 - (2 bình chọn)
Những ai không nên ăn cao ngựa

Cao ngựa là thực phẩm giàu dinh dưỡng, đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng dùng được loại thực phẩm này. Vậy những ai không nên ăn cao ngựa? Dưới đây là nhóm người nên tránh tiêu thụ cao ngựa để phòng ngừa những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe.

Tác dụng của cao ngựa đối với sức khỏe

Cao ngựa là cao được nấu từ xương ngựa, giá trị nhất hiện nay là cao xương ngựa bạch (cao từ xương loài ngựa bạch). Công dụng của cao ngựa được y học cổ truyền lẫn y học hiện đại đánh giá cao, giúp:

  • Bồi bổ xương và khớp: Cao xương ngựa, đặc biệt là cao xương ngựa bạch chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm canxi, collagen, chondroitin và glucosamine, giúp tăng cường sức khỏe xương khớp. Việc tiêu thụ cao ngựa có thể giúp giảm triệu chứng đau khớp, cải thiện sự linh hoạt của khớp, hỗ trợ điều trị loãng xương, đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp,…
  • Bồi bổ cơ thể: Với việc cung cấp 17 axit amin, trong đó có 10 axit amin thiết yếu, cùng nhiều dưỡng chất khác, cao ngựa bạch có tác dụng bồi bổ cơ thể, phục hồi thể trạng cho người ốm dậy, người già yếu, trẻ còi xương suy dinh dưỡng, người gầy muốn tăng cân,…
  • Hỗ trợ một số vấn đề sức khỏe khác: tiểu đường, sinh lý, hen phế quản,…

Tác dụng của cao ngựa đối với sức khỏe

Cao ngựa được biết đến với nhiều công dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe xương khớp

Xem ngay: Cao ngựa bạch có thực sự tốt như lời đồn?

Những ai không nên ăn cao ngựa?

Cao ngựa được y học sử dụng ngàn đời nay, nhưng không vì thế mà ai cũng biết cách sử dụng cao ngựa. Các câu hỏi kiểu như “ cao ngựa bạch có tốt cho đàn ông không?”, “ trẻ em có nên ăn cao ngựa không?”, “những ai không nên ăn cao ngựa?”, “nên ăn cao ngựa vào lúc nào?”,…  là khá phổ biến.

Dưới đây là những đối tượng không nên tiêu thụ cao ngựa:

Trẻ em dưới 6 tháng tuổi

Mặc dù rất tốt cho những trẻ còi xương suy dinh dưỡng, chậm lớn nhưng nếu con bạn dưới 6 tháng tuổi thì tuyệt đối không được cho bé ăn/uống cao ngựa. Bởi cơ thể bé trong giai đoạn này chưa thể hấp thụ được hết các thành phần có trong cao ngựa. Do đó có thể làm ảnh hưởng cho hệ tiêu hóa, quá trình trao đổi chất ở trẻ.

Những ai không nên ăn cao ngựa?

Bố mẹ không được cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn cao ngựa

Xem ngay: 5 Cách sử dụng cao ngựa bạch hiệu quả nhất

Người dị ứng với thịt ngựa

Những người có tiền sử dị ứng với thịt ngựa thì không nên dùng cao ngựa cũng như các chế phẩm từ xương ngựa, thịt ngựa… Nếu sử dụng có thể gây ra những phản ứng phụ không mong muốn.

Người bị gút, giời leo, rối loạn chuyển hóa

Những ai không nên cao ngựa? Danh sách còn bao gồm những người mắc bệnh cấp tính ngoài da, hay bệnh xương khớp do đạm cao như giời leo, gout; người bị tổn thương thận, rối loạn chuyển hóa… Việc sử dụng cao ngựa có thể khiến bệnh tình trở nên trầm trọng thêm.

Những ai không nên ăn cao ngựa?

Những người bị gout, giời leo, rối loạn chuyển hóa được khuyên không nên dùng cao ngựa

Xem ngay: Người cao huyết áp có dùng được cao ngựa không?

Người đang mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Cao ngựa bạch có tác dụng hỗ trợ chức năng hệ tiêu hóa. Nhưng không có nghĩa là nó giúp hỗ trợ điều trị hay làm giảm triệu chứng cho các bệnh về tiêu hóa. Thậm chí nếu bạn sử dụng cao ngựa quá liều có thể gây nên những vấn đề cho đường ruột như: đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy,…

Trên đây là 4 đối tượng được khuyên không nên dùng cao ngựa. Nếu bạn hay người thân cũng nằm trong danh sách này thì tốt nhất nên tránh tiêu thụ dòng thực phẩm cao ngựa dù ở dạng chiết xuất nào.

Ngoài ra, trong cách sử dụng cao ngựa, bạn cũng cần có những lưu ý về liều lượng, thời điểm uống, liệu trình,… để mang lại hiệu quả cao nhất và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Một số lưu ý khi sử dụng cao ngựa

  • Nên ăn cao ngựa lúc nào: Tốt nhất là dùng cao ngựa lúc bụng còn đói, trước bữa ăn khoảng 30 phút. Mỗi ngày không dùng quá 2 lần.
  • Ăn/uống cao ngựa kiêng ăn gì: Không phải tuyệt đối kiêng khem thứ gì, nhưng nên hạn chế ăn đồ tanh, hải sản, đồ ăn cay nóng.
  • Ăn cao ngựa bạch có béo không: Không. Tác dụng của cao ngựa giúp bồi bổ cơ thể, giúp ăn ngủ tốt nên hỗ trợ cho quá trình tăng cân cho người gấy ốm. Còn bản chất cao ngựa không làm tăng cân, béo phì.

Xem ngay: Cách ăn cao ngựa để tăng cân hiệu quả cho người gầy

  • Không dùng cao ngựa ngâm rượu cho phụ nữ và trẻ nhỏ.

Những ai không nên ăn cao ngựa

Mặc dù rất tốt cho nam giới nhưng cao ngựa ngâm rượu không phải là lựa chọn cho chị em và trẻ nhỏ

  • Bất cứ đối tượng nào cũng cần tuân thủ liều lượng, liệu trình sử dụng cao ngựa như hướng dẫn từ nhà sản xuất hoặc tham khảo từ bác sĩ.
  • Không dùng cao ngựa kết hợp với các loại cao khác.
  • Nếu bạn có bất kỳ biểu hiện dị ứng nào sau khi sử dụng cao ngựa, hãy ngừng việc sử dụng và tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ.
  • Không dùng cao ngựa thay thế cho thuốc điều trị hay chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi dòng sản phẩm này chỉ đóng vai trò là thực phẩm chức năng hỗ trợ các vấn đề sức khỏe.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi dùng cao ngựa để được cung cấp lời khuyên phù hợp về liều lượng và cách sử dụng.
  • Đảm bảo mua cao ngựa từ các nguồn đáng tin cậy và chất lượng. Kiểm tra thành phần, quy trình sản xuất và chứng chỉ liên quan để đảm bảo sự an toàn và chất lượng của sản phẩm.

sản phẩm cao ngựa bạch Hùng Bình

CAO NGỰA BẠCH HÙNG BÌNH – THƯƠNG HIỆU SỐ 1 TRÊN THỊ TRƯỜNG

Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn trả lời được cho câu hỏi “những ai không nên ăn cao ngựa?”, cũng như cần lưu ý điều gì khi sử dụng dòng sản phẩm sức khỏe này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến cao ngựa, mời bạn liên hệ cho chúng tôi – Caonguahungbinh.vnHotline: 0969 019 019 để được tư vấn đầy đủ, chính xác nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *